Thứ Sáu, 24th Tháng Ba 2023
Standard

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người lao động khi gia nhập tổ chức. Thỏa ước lao động tập thể giúp người lao động phần nào đảm bảo được quyền lợi của mình. Vậy, thỏa ước lao động tập thể là gì? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

1. Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Bộ luật lao động 2019 thì thỏa ước lao động tập thể được hiểu là:

Điều 75. Thỏa ước lao động tập thể

1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Như vậy, thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận của đông đảo những người trong cùng một tổ chức làm việc và thỏa thuận ấy được ghi lại bằng văn bản có ký kết xác nhận của các bên.

2. Thỏa ước lao động tập thể tiếng anh là gì?

Thỏa ước lao động tập thể tiếng anh còn được gọi là: “Collective labor agreement”.

3. Thỏa ước lao động tập thể có bắt buộc?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1  Điều 5 Bộ luật lao động 2019 được quy định như sau:

1. Người lao động có các quyền sau đây:

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động 2019 thì:

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

Như vậy thì thỏa ước lao động tập thể được quy định trong quyền của người lao động. Người lao động được phép tham gia thỏa ước lao động tập thể. Nhưng khi đã tham gia rồi thì phải có nghĩa vụ thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể ấy.

Do vậy mà ta hiểu rằng, thỏa ước lao động tập thể không bắt buộc phải tham gia.

4. Vai trò thỏa ước lao động tập thể

  • Thứ nhất, thỏa ước lao động tập thể tạo ra cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.
  • Thứ hai, ký kết thỏa ước lao động tập thể góp phần hài hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo điều kiện gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao động.
  • Thứ ba, thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét, giải quyết các tranh chấp lao động.
  • Thứ tư, thỏa ước lao động tập thể là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho pháp luật lao động. Thỏa ước tập thể không chỉ là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật mà nó còn góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật lao động.

5. Khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động?

Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động khác nhau như sau:

Tiêu chí Thỏa ước lao động tập thể Hợp đồng lao động
Khái niệm Văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm được trả công, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hình thức chứa đựng Chứa các quy luật lịch sử chung. Thỏa ước lao động tập thể điều chỉnh tất cả các quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành mà nó áp dụng. Chứa đựng các quy tắc xử sự cụ thể áp dụng cho quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng đó.
Tính chất Mang tính tập thể Mang tính cá nhân
Nội dung Chứa đựng những thỏa thuận liên quan đến quyền và nghĩa vụ của toàn thể tập thể lao động. Nó cũng ảnh hưởng đến những người không tham gia vào việc ký kết thỏa thuận. Chỉ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân của người lao động.
Hệ quả pháp lý Không làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân của người lao động và người sử dụng lao động Là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động cá nhân người lao động và người sử dụng lao động.

 

XEM THÊM TẠI: https://beeswaxwebsites.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *