Hối lộ là gì? Đây là tội ác khiến nhiều người phẫn nộ. Nhưng mọi người đã hiểu rõ các quy định của pháp luật về tội danh này chưa? Trong bài viết này, chúng tôi gửi đến bạn đọc những quy định của pháp luật về tội đưa theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
Mục lục
1. Hối lộ là gì?
Hối lộ là hành vi cố ý cho, tặng hoặc hứa hẹn một giá trị vật chất hoặc quyền lợi cho người khác, nhằm mục đích ảnh hưởng hoặc thao túng hành vi của người đó trong một vấn đề có liên quan đến lợi ích cá nhân hoặc tập thể của người cho, hoặc của người trao. Hành vi này là trái pháp luật và đang bị ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc bởi các cơ quan pháp luật và xã hội.
Được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 gồm: Tộ đưa, tội nhận hối lộ, tội môi giới.
Bộ luật Hình sự 2015 không định nghĩa, tuy nhiên qua việc mô tả các tội, chúng ta có thể rút ra khái niệm như sau:
Là hành vi đưa tiền, các lợi ích vật chất, phi vật chất cho người có chức vụ quyền hạn để người đó làm hoặc không làm những việc nhất định
2. Hối lộ tiếng Anh là gì?
Tiếng Anh là bribery /braibəri/
3. Nhận hối lộ là gì?
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
Tội nhận có hình phạt cao nhất là tử hỉnh.
- Chủ thể của tội nhận: Người có chức vụ, quyền hạn
- Khách thể:
Khách thể của tội nhận là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
- Mặt khách quan:
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào được BLHS liệt kê cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
4. Tội đưa hối lộ là gì?
Tội đưa hối lộ được quy định tại điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 với khung cơ bản và cấu thành tội phạm được miêu tả như sau:
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
Tội đưa có hình phạt cao nhất là 20 năm tù, có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa nếu tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác.
- Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đáp ứng các điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Khách thể:
Những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
- Mặt khách quan:
Trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào được BLHS liệt kê
- Mặt chủ quan:
– Lỗi cố ý
– Mục đích: để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa
5. Quy định pháp luật về đưa hối lộ
Đưa và nhận là tội phạm thuộc loại tội phạm về chức vụ được quy định tại chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015.
Pháp luật tạo điều kiện để người đưa khai nhận hành vi của mình: được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền đã đưa.
Vì trên thực tế, tội đưa hối lộ rất khó phát hiện, khó tìm chứng cứ nên pháp luật tạo điều kiện như vậy để khuyến khích người đưa khai báo.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến tội đưa.
Kết luận
Đối với cá nhân, việc từ chối và phản đối hành vi hối lộ không chỉ là nhiệm vụ của mỗi người trong sự nghiệp của mình mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân với xã hội và đất nước của mình. Nếu người dân tôn trọng giá trị đạo đức, thì họ sẽ không chấp nhận hành vi tham nhũng.
XEM THÊM TẠI: https://beeswaxwebsites.com/